Chuyện hiếu đạo và quan điểm cũ: Nghĩa trang mang điềm xui

Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… hay các tôn giáo khác luôn đề cao chữ hiếu lên hàng đầu. Lúc cha mẹ ông bà còn sống thì phải phụng dưỡng thương yêu, đến khi mất cũng cần chăm lo chu đáo mộ phần – đó là tâm đại hiếu, sẽ mang đến công đức, lợi lạc cho nhiều đời, nhiều kiếp. Tuy nhiên, nhiều người vì các quan điểm cũ lại cho rằng: mua trước đất an nghỉ cho ông bà cha mẹ là điềm xui, thậm chí có người còn ngại nhắc đến “nghĩa trang”.

Sợ xui xẻo, kém may mắn khi nhắc đến nghĩa trang

Gắn liền với quan điểm cũ, nghĩa trang là nơi xui xẻo, ảm đạm, nhiều người còn mặc định việc đi tham quan, thăm viếng người đã mất cũng mang đến điều kém may mắn. Do đó, việc đến nghĩa trang, dự tang lễ hoặc mua trước đất an nghỉ cho ông bà cũng khiến nhiều người ngần ngại, lo lắng, sợ rước điềm xui rủi về cho bản thân và gia đình.

Lý giải về điều này, trong Kinh thánh (Kito giáo) hoặc giáo lý nhà Phật đã có nhiều biện giải chu đáo. Kinh Thánh dạy rõ về bổn phận hiếu nghĩa của con cái đối với những bậc sinh thành ra mình. Trước hết, trong Cựu Ước, một trong những giới luật nổi bật quan trọng về lòng thảo hiếu đối với mẹ cha là “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20, 12).

Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Nhẫn nhục: Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu, Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu. Hiếu thuận với cha mẹ từ lúc sống đến lúc mất đi là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời.

Nỗi băn khoăn: có nên mua trước đất sinh phần cho người còn sống?
Nỗi băn khoăn: có nên mua trước đất sinh phần cho người còn sống?

Có thể nói, tôn giáo nào cũng đề cao đạo hiếu, hình ảnh cha mẹ được tôn vinh, bởi vì đó chính là nền tảng của các giá trị nhân văn. Vậy tại sao việc thờ cúng cha mẹ, chuẩn bị trước đất an nghỉ cho cha mẹ chu đáo, tươm tất lại bị xem sẽ mang đến điềm xui xẻo, kém may mắn?

Suy nghĩ lạc hậu này có lẽ xuất phát và gắn liền với hình ảnh của các nghĩa trang ảm đạm, buồn bã, tịch mịch… ngày xưa. Các hình ảnh này gắn liền, ăn sâu vào nhiều thế hệ, tạo nên một nỗi sợ vô hình. Người ta sợ đi thăm viếng nghĩa trang, lo lắng khi dự đám tang ai đó, và sợ cả việc chuẩn bị trước nơi an nghỉ cho ông bà cha me sẽ mang điều kém may mắn. Nỗi sợ này vô hình chung tạo nên một rào cản đối với việc chu toàn nghĩa hiếu đạo đối với ông bà, cha mẹ.

Nhìn nhận đúng về nghĩa trang

Ngày nay, các nghĩa trang được xây dựng theo mô hình hoa viên với không gian xanh mát, trang nghiêm và thanh tịnh, hoàn toàn xóa bỏ hình ảnh não nề, u ám ngày xưa. Nghĩa trang không còn là nơi người ta ngại phải nhắc đến mà trở thành điểm du lịch tâm linh, là nơi để lòng người lắng lại, chiêm nghiệm về đời người, sống chậm và cảm nhận được nhiều hơn.

Hoa viên Sala Garden tựa như tọa lạc ở cõi đất Phúc đầy trang nghiêm, thanh tịnh.
Hoa viên Sala Garden tựa như tọa lạc ở cõi đất Phúc đầy trang nghiêm, thanh tịnh.

Một trong những hoa viên nghĩa trang sinh thái hiện nay được nhiều người quan tâm và ghé thăm thường xuyên là hoa viên Sala Garden (Long Thành). Nếu có dịp đến nơi đây, ắt hẳn du khách hoặc gia quyến sẽ cảm thấy lòng bình an, tất cả ồn ào náo nhiệt của cuộc sống phố thị như được thanh lọc đi phần nào. Được bao phủ bởi hơn 3000 cây Sala – biểu tượng Phật giáo linh thiêng, cùng hơn 50% diện tích mảng xanh, Sala Garden tựa như một khu vườn an lạc cho cả người đã khuất và gia quyến.

Theo chân anh Lê Văn Mến (30 tuổi, quận 3, Tp. HCM) thắp nhang cho ông bà tại mộ song thân: Anh ngày trước cứ nghe nghĩa trang là ngại và sợ, do các hình ảnh từ nhỏ khiến mình sợ vậy. Đến lớn, lúc cải táng cho ông bà về Sala Garden, anh đi thường xuyên hơn vì nghĩa trang này khác hoàn toàn với những hình ảnh cũ mình từng lo sợ. Không gian xanh mát, sạch sẽ. Thường anh thắp nhang xong sẽ ghé đền Trình, tịnh xá Sala hoặc đi dạo xung quanh. Cảm thấy lòng nhẹ nhàng và bình an hơn nhiều”.

Khách hàng tư vấn đất nghĩa trang Sala Garden
Khách hàng tham quan và tư vấn mua đất nghĩa trang tại Sala Garden

Cô Cao Thị Nga (60 tuổi, Bến Lức, Tp. HCM) chia sẻ: “Cô đi thăm mộ chú với con gái, hai cha con nằm mộ song quách phía cuối hoa viên. Cứ độ một hai tháng cô đều ghé thăm hai cha con. Cô vẫn thường đi với mấy người bạn, thăm người thân xong là ghé tịnh xá Sala viếng mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát, nếu có lễ cầu siêu cầu an thì tham gia luôn, rồi dùng đồ chay ở nhà hàng luôn. Như vậy là trọn vẹn một ngày”

Vào tháng Chạp, gia quyến và du khách ghé thăm hoa viên Sala Garden nhiều hơn. Cùng với hoa tươi, nhang đèn ấm cúng, không gian xanh mát, trang nghiêm, hình ảnh về nghĩa trang cũ kĩ, nặng nề đã không còn. Thay vào đó là một nơi an nghỉ chu đáo, vẹn toàn cho người đã khuất. Sala Garden không chỉ giúp bậc con cháu hoàn thành nghĩa hiếu đạo với bậc tiền nhân mà còn giúp thay đổi các quan điểm cũ về nghĩa trang.

Chia sẻ với bạn bè:

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN SẢN PHẨM TẠI SALA GARDEN:

0971.66.66.16