Nguồn cội, đạo hiếu trong kỷ nguyên số hóa: thực trạng và thách thức
Người Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, coi đạo Hiếu là đạo lý cơ bản của con người, là gốc của nhân cách và là nền tảng của đạo đức xã hội. “Không trọn đạo với cha mẹ không đáng làm người” (Mạnh Tử).
Có lẽ, trong mỗi chúng ta, hầu như tuổi thơ ai cũng đã từng nghe qua những người bà, người mẹ của mình hát ru bằng những câu ca dao ngọt ngào thấm nhuần vào tâm thức về đạo làm con, về chữ hiếu và báo hiếu một cách tự nhiên: “Công cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang” hay “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông./ Núi cao biển rộng mênh mông/ Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Những lời ru, câu hát mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng trọn vẹn ý nghĩa, nuôi dưỡng cốt cách con người Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử. Ngày nay, những lời ru, câu hát dần trở nên xa lạ với bao thế hệ trẻ thơ.
Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương hiếu thảo làm động lòng cả trời đất, song cũng có nhiều kẻ bất hiếu, vô luân làm lương tri xã hội nhức nhối. Làm gì để giữ gìn, chấn hưng đạo Hiếu? Làm gì khi những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang bị lấn lướt bởi tâm lý thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và lối sống hưởng thụ? Đó cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Nên làm gì để nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội, tổ tiên?
Đã đến lúc, chúng ta phải gióng lên hồi chuông cảnh báo để mỗi gia đình, các bậc làm cha, làm mẹ hãy nhìn nhận lại vai trò giáo dục của gia đình đối với con cái; mà trong đó đặc biệt là quan tâm đến việc trao truyền “đạo hiếu”.
Để giáo dục con cái về đạo hiếu, trước hết các bậc làm cha, làm mẹ và những người lớn trong gia đình phải là những tấm gương hiếu thảo. Một lời thăm hỏi lúc cha mẹ, ông bà ốm đau; hay trong dịp lễ Tết tặng những món quà nho nhỏ mà cha mẹ thích, điều này còn ý nghĩa hơn vạn lần tiền bạc.
Khổng Tử đã từng nói “Chữ Hiếu lấy việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu… Cha mẹ lúc còn sống phải theo lễ mà đối xử phụng sự. Cha mẹ chết phải theo lễ mà an táng, theo lễ mà cúng tế” (Khổng Tử, 2006: 127).
Mặc dù nhiều người trong chúng ta ly hương, lập nghiệp ở phương xa nhưng phải thường xuyên thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Cũng thông qua đó giải thích, giáo dục cho con cái về cội nguồn của dòng họ, biết ơn các bậc tiền nhân, phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Cha mẹ phải tìm hiểu và giới thiệu cho con cái về gia phả, truyền thống gia đình, dòng họ của mình, để các con biết được rằng: “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn” cũng từ đó bồi đắp cho con trẻ niềm tự hào về gia đình, dòng tộc.
Trong mỗi ngày giỗ, con cháu tụ họp lại với nhau để tỏ lòng thương nhớ người đã mất và cùng nhau ôn lại những công đức, ơn nghĩa của cha mẹ, ông bà đối với gia đình, mỗi cá nhân. Gìn giữ và tiếp nối những giá trị vốn có của người Việt, Hoa viên Sala Garden ra đời, mở ra khái niệm mới về Hoa viên nghĩa trang. Đưa việc thăm viếng trở nên thuận tiện hơn khi nằm trên tuyến đường nghỉ dưỡng – Quốc lộ 51 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu – Long Hải. Mỗi dịp lễ Tết, mỗi gia đình có thể thuận tiện kết hợp vừa nghỉ dưỡng vừa thăm viếng để nhắc nhở con cháu hướng về ông bà đã khuất như cách để giáo dục lòng hiếu thảo.
Với tiện ích và dịch vụ đa dạng như: nhà tang lễ, tịnh xá Sala, nhà hàng, nhà hỏa táng, tường lưu tro cốt, trung tâm lưu trú… cùng đội ngũ nhân viên tận tâm; Sala Garden đã và đang trở thành một trong những Hoa viên nghĩa trang hiện đại nhất Việt Nam. Sala Garden – nơi chốn an nghỉ bình yên, nơi lắng lòng bên cạnh những người yêu thương và gửi trao trọn vẹn tấm lòng dành cho những người mà ta trân quý.