Nếu Sư tử đại diện cho sức mạnh, Rồng hay Tỳ hưu để hút tài lộc thì Nghê là loài thú có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ cho các vùng đất linh thiêng cũng như nhà cửa. Con Nghê thường xuất hiện tại các địa điểm linh thiêng như đình làng, chùa miếu hoặc được dùng bài trí trong các từ đường. Vậy con Nghê trong phong thủy có ý nghĩa gì? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.
Tìm hiểu đôi nét về con Nghê
Nghê là linh vật đặc trưng của người Việt từ ngàn xưa. Cùng với dòng chảy lịch sử và những thay đổi trong quan niệm tâm linh để phù hợp hơn với bản sắc, văn hóa người Việt; hình tượng con Nghê cũng có nhiều thay đổi về dáng vẻ.
Sở dĩ, Nghê mang đặc trưng của người Việt là bởi có hình dáng giống như một chú chó. Con Nghê là biểu tượng cho sự trung thành bảo vệ gia chủ khỏi sự xâm chiếm và phá hoại của tà ma. Hơn nữa, đây cũng là loài vật thân thuộc, gần gũi của con người.
Dần dần linh vật nghê phong thủy ra đời với nhiều chi tiết sống động như đầu giống sư tử, dáng thanh mảnh giống chó nhưng lại có răng nanh giống với rồng…. Nhưng nhìn chung con Nghê mạnh mẽ và thể hiện sự uy nghi hơn loài chó.
Truyền thuyết về con Nghê phong thủy
Trong các truyền thuyết, huyền thoại về các con vật của Việt Nam thì Nghê xuất hiện từ rất lâu, khoảng vào Thiên Niên Kỷ thứ I TCN, niên đại này tương đương với giai đoạn cuối của thời Văn Lang đến Âu Lạc.
Theo tài liệu ghi chép cùng các chứng tích lịch sử còn sót lại, có thể thấy nguồn gốc con nghê phong thủy gắn liền với những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí. Chuyện kể rằng, Rồng sinh con nhưng đến con thứ 8 thì có hình dạng đặc biệt. Đầu nó không có sừng, chân như chân sư tử, đuôi dài, toàn bộ toát lên vẻ hùng mạnh, dữ dội, có sức mạnh chống được các loại tà ma ác quỷ. Con vật này về sau gọi là Kim Nghê.
Hình tượng ông Nghê phong thủy bắt đầu từ đó, được đúc thành tượng đặt ở cổng các ngôi nhà, chùa chiền, đình làng miếu mạo để chống tà ma. Ngoài ra, con Nghê còn thể hiện cho sự bề thế, đẳng cấp và địa vị của gia đình trong xã hội. Có lẽ vì thế mà ngày xưa Nghê thường được đặt trước cửa nhà quan hay đền, chùa, đình, miếu…
Ý nghĩa con nghê trong phong thủy
Nghê phong thủy có tác dụng ngăn chặn, xua đuổi tà ma, hung khí quấy nhiễu nên thường được đặt ở trước cổng đình chùa. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng hóa giải, trấn trạch khí xấu nên được đặt ở những nơi ngã ba, nhà có đường cong hoặc vật nhọn hướng đâm vào, giúp bạn chế những năng lượng xấu.
Nghê được bài trí tại nhiều vị trí khác nhau. Với mỗi vị trí, Nghê lại mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt.
Nghê được đặt ở cổng làng, cổng đình chùa
Nghê thường được đặt ở vị trí trên cao nhìn xuống với ý nghĩa để đoán đọc và kiểm soát được tâm hồn, ý nghĩ của mỗi người đang ra vào chốn linh thiêng. Qua đó, Nghê sẽ biết được con người đó có tâm địa ra sao, có đứng đắn hay không và có xứng đáng để bước vào đền hay không.
Nghê đặt ở những nơi như ngã ba đường, trước cửa nhà
Người ta đặt nghê ở đó với một ý nghĩa tâm linh để hóa giải những điểm xấu, sát khí, hung dữ có thể xảy ra cho chủ nhà. Tuy nhiên, đặt nghê cần được thực hiện đúng phong thủy, không được quá lớn mà phải để kích thước vừa phải. Đồng thời, phải đặt nghê một đôi để đảm bảo cân bằng âm dương và phát huy cao nhất công năng, ý nghĩa con nghê phong thủy.
Nghê được dựng tượng tại các lăng mộ dòng họ, người có quyền thế, chức vụ
Người ta tâm niệm rằng, nghê sẽ canh gác cho giấc ngủ của người dưới mộ, canh giữ bình yên, để người mất ra đi thanh thản. Một số ý kiến cho rằng, nghê xuất hiện trước mộ cũng thể hiện niềm thương xót, kính cẩn của người sống gửi đến người đã khuất.
Trên đây là một số chia sẻ về hình tượng cũng như ý nghĩa của con Nghê trong phong thủy. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Cùng theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật nhiều hơn những thông tin bổ ích.