Người sống vui vẻ, sum vầy vào ngày Tết, còn người âm được gặp gỡ con cháu vào ngày Thanh Minh. Tiết Thanh Minh được xem là ngày người âm – người dương đoàn tụ để vui “theo cách của nhau”. Vì thế, những ngày này là dịp để nhắc nhớ về nguồn cội, tưởng nhớ đến người đã khuất, là sợi dây gắn kết các thế hệ, lưu giữ kết nối những giá trị của cộng đồng.
Tiết Thanh Minh là gì?
Theo cách tính lịch của người xưa, thì một năm sẽ có 24 tiết khí, mỗi tiết khí ứng với một kiểu thời tiết cụ thể và trùng khớp với bốn mùa trong năm. Những tiết khí này được dùng để tính toán khoảng thời gian gieo trồng để chọn ra thời điểm và điều kiện thời tiết thuận lợi nhất. Tiết Thanh Minh (hay Tết Thanh Minh) là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí của Nông lịch (Âm lịch) tại một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…
Tiết Thanh Minh tách nghĩa được hiểu “thanh” trong thanh lọc, thanh khiết, nghĩa là sạch sẽ hay trong lành; “minh” mang nghĩa là tươi sáng. Tiết Thanh Minh đến sau Tiết Lập Xuân 45 ngày, đây là thời điểm kết thúc những cơn mưa bụi của trời xuân, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa hơn nên gọi là Thanh Minh.
Tiết Thanh Minh bắt đầu từ ngày 4 – 5/4 đến ngày 20 – 21/4 Dương lịch, rơi vào tháng 3 Âm lịch (tháng Thìn). Đa số các vùng miền tại Việt Nam sẽ lấy ngày 3/3 Âm lịch làm ngày Tết Thanh minh.
Ý nghĩa Tiết Thanh Minh
Tiết Thanh Minh là khoảng thời gian hướng về cội nguồn và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Tiết Thanh Minh tuy không phải là ngày lễ lớn trong năm nhưng nó lại mang đậm nét văn hóa của người Việt.
Với quan niệm chết không phải là hết, mà chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới, ở một thế giới mới. Người Việt tin rằng, ông bà cha mẹ vẫn luôn dõi theo phù trợ con cháu trong cuộc sống hàng ngày, vẫn yêu thương và trách phạt khi con cháu làm việc sai trái. Bàn thờ, ngọn đèn sáng và những nén nhang thơm chính là sợi dây liên kết con cháu với ông bà tổ tiên, níu giữ con người với nguồn cội.
Thanh Minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng nó lại là ngày có ý nghĩa quan trọng, là một ngày giỗ chung để tất cả con cháu có dịp báo hiếu, trả nghĩa, hướng về nguồn cội.
Vậy chúng ta nên làm gì trong Tiết Thanh Minh?
Vào Tiết Thanh Minh, tùy theo phong tục truyền thống của từng địa phương, mỗi nơi sẽ có một cách cúng lễ và sum họp khác nhau. Nhưng thường các gia đình sẽ tụ tập, họp mặt để cùng nhau tảo mộ và tiến hành thăm viếng, dọn dẹp mộ phần cho ông bà tổ tiên.
Song song với đó, mỗi gia đình sẽ thu xếp thời gian thích hợp để làm cỗ cúng; lễ vật được bày trí trước bia mộ người mất, cùng lời khấn vái mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an và may mắn trong cuộc sống. Trong quá trình làm lễ, con cháu sẽ cùng tưởng nhớ, hoài niệm lại những điều tốt đẹp về tổ tiên với tất cả lòng thành kính.
Trọn vẹn Tiết Thanh Minh tại Hoa viên nghĩa trang Sala Garden
Tiết Thanh Minh là khoảng thời gian mà hầu hết mọi người cùng nhau hướng về cội nguồn và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Cuộc sống hiện đại với bộn bề lo toan của cuộc sống, do những điều kiện bất khả kháng mà thân nhân không thể về thăm, chăm sóc mộ phần người thân.
Thấu hiểu nỗi lo ấy, Sala Garden sẽ là người bạn đồng hành lo chu toàn mọi việc cúng giỗ. Với gói cúng “Hiếu thuận” và gói cúng “Tưởng nhớ” gia quyến sẽ yên tâm hơn khi người thân được chăm sóc chu toàn và đón một mùa Tết Thanh Minh trọn vẹn, ý nghĩa nhất..
Cảnh sắc mây trời tại Sala Garden vào những ngày Tiết Thanh Minh trở nên đẹp hơn với màu xanh của lá và đa dạng sắc màu của hoa. Khung cảnh tấp nập người thăm viếng cùng khói hương, Sala Garden dường như trở nên ấm áp hơn, đẹp hơn; đẹp không chỉ ở khung cảnh mà đẹp ở cả trong lòng người, ở truyền thống văn hóa được tiếp nối và lưu giữ tại Hoa viên nghĩa trang hiện đại nhất Việt Nam.