Mùa Vu Lan: Ý nghĩa thiêng liêng bông hồng cài áo

Đại lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, giờ đây lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của Phật Giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Xuất phát từ sự tích về Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Vu Lan là ngày để báo ân, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên của cả kiếp này và cả những kiếp trước. 

Nghi thức bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan có từ bao giờ?

Theo nghiên cứu của GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960.

Theo một số tài liệu ghi chép rằng, trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được người Nhật cài lên ngực một bông hoa hồng trắng. Thấy làm lạ, thiền sư về tìm hiểu và nhận ra ý nghĩa cao đẹp của hành động này. Nhờ đó, tác phẩm vào năm 1962 mang tên “Bông Hồng Cài Áo” ra đời. Cũng từ đó, bông hoa hồng đã dần trở thành biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về cha mẹ và cài lên ngực bông hoa cao quý chính là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt Nam cứ đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa hồng lên áo.
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về cha mẹ và cài lên ngực bông hoa cao quý ấy chính là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt Nam cứ đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa hồng lên áo.

Trong phong tục của người Nhật, bông hoa hồng tượng trưng cho niềm hạnh phúc. Khi du nhập vào Việt Nam, vào mùa Vu Lan báo hiếu, người ta cài những bông hồng lên ngực để tỏ lòng tôn kính, mến yêu cha mẹ.

Ý nghĩa thiêng liêng bông hồng cài áo trong lễ Vu lan

Hoa hồng biểu trưng cho sự tri ân, hiếu hảo và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này nữa. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương. 

Với ý nghĩa cao đẹp đó, vào những dịp lễ Vu Lan đều diễn ra phong tục hoa hồng cài áo, mỗi người sẽ cài lên ngực mình một bông hoa hồng để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ. Những bông hoa hồng được trao với những màu sắc khác nhau ẩn chứa những ý nghĩa rất riêng.

Bông hồng cài áo màu đỏ

Những bông hoa hồng màu đỏ tươi sẽ được cài cho những tăng ni phật tử may mắn còn đủ cha và mẹ trên đời; nhằm thể hiện chữ hiếu, sự biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ dành cho con.

Đóa hoa hồng màu đỏ thắm sẽ dành cho những ai may mắn vẫn còn cha mẹ, vẫn được cha mẹ chở che, thương yêu và vẫn còn cơ hội được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục với cha mẹ mình.
Đóa hoa hồng màu đỏ thắm sẽ dành cho những ai may mắn vẫn còn cha mẹ, vẫn được cha mẹ chở che, thương yêu và vẫn còn cơ hội được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục với cha mẹ mình.

Nếu bạn đang cài trên ngực mình những bông hoa hồng đỏ tươi thắm thì hãy nhớ rằng bạn nên chăm sóc, lo lắng và quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn, cũng như trân trọng những ngày tháng khi còn có cha lẫn mẹ.

Bông hồng cài áo màu hồng

Những bông hoa màu hồng sẽ được cài cho người nào chỉ còn cha hoặc mẹ. Để nhắc nhở mỗi người càng phải biết trân quý hơn, dành những tình yêu thương nhiều hơn nữa đối với đấng sinh thành, họ đã phải vất vả, cơ cực như thế nào để nuôi dưỡng bạn thành tài như ngày hôm nay.

Bông hồng cài áo màu trắng

Màu trắng là màu của ký ức, nhắc nhớ về những kỷ niệm và biểu tượng cho sự chia lìa âm dương. Những bông hoa hồng trắng sẽ cài cho người không còn cha và mẹ trên cõi đời này.

Hoa hồng trắng như nhắc nhở rằng con người đã mất đi những thứ quý giá nhất trên cõi đời này, do đó cần phải sống thật tốt để người yêu thương đã lìa khuất được an tâm.

Bông hồng cài áo màu vàng

Theo quan niệm của Phật Giáo, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì… thì đất vẫn trơ trơ. Bởi đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Cũng như đức hạnh của các vị tu sĩ, luôn coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tương lai. 

Thay vì cài hoa hồng đỏ hay trắng như những người khác để thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ thì những người tu sĩ sẽ cài hoa hồng màu vàng, vì họ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn, đó là tất cả chúng sinh. 

Theo đạo lý Phật giáo, màu vàng còn được hiểu là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, giác ngộ và là sự giải thoát.
Theo đạo lý Phật giáo, màu vàng còn được hiểu là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, giác ngộ và là sự giải thoát.

Bông hồng vàng đã thể hiện rõ những nghĩa cử cao đẹp này của các tu sĩ, vì họ đã chọn rời bỏ cuộc sống thế tục, đi theo con đường xuất gia. Họ không chỉ báo hiếu cho cha mẹ đã sinh ra mình, họ còn báo hiếu cho cha mẹ ở nhiều đời khác. Các tu sĩ luôn mang trong người một sứ mệnh “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”.

Chia sẻ với bạn bè:

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN SẢN PHẨM TẠI SALA GARDEN:

0971.66.66.16