Cần chuẩn bị những gì khi đi tảo mộ ngày tết ?

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhất là vào khoảng cuối tháng Chạp, người dân đều ghé thăm nghĩa trang sửa sang mộ phần ông bà tổ tiên, mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Tục tảo mộ thường kéo dài từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp, tùy theo mỗi gia đình ấn định thời gian để tập hợp con cháu tề tựu về cho đầy đủ.

Đi tảo mộ để thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên

Hằng năm, vào dịp cuối tháng Chạp, gia đình cô Trần Thị Nga, ngụ quận 8 (TPHCM) đã cùng nhau lên tận nghĩa trang Sala Garden – Long Thành để tảo mộ cha mẹ.

Mộ phần bậc thân sinh trước đây nằm xa, 2 3 năm gần đây được cải táng về Sala Garden thuận tiện hơn nên cô và con cháu thường xuyên đi thăm viếng và dễ cúng kiếng cho ông bà hơn.

“Là con cháu, cho dù đi đâu làm gì, tôi vẫn luôn hướng về quê cha đất tổ. Vì vậy, vào mỗi dịp tết âm lịch, đặc biệt là cuối tháng Chạp, tôi và các con, cháu đều họp mặt đầy đủ trước ngày 23 tháng chạp để kịp tảo mộ và tiễn ông Công ông Táo về trời” – cô Nga nói.

Gia đình anh Nguyễn Văn Long, ngụ TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) cũng có mặt đầy đủ con cháu về Sala Garden để tảo mộ ông bà nội và ông bà ngoại.

Theo anh Long, 7 anh chị em của anh đều đã có gia đình riêng và sống ở các tỉnh, thành như: Phan Thiết, Bình Phước, Vũng Tàu… Tuy nhiên, khi ấn định ngày tảo mộ mỗi năm, anh đều thông báo cho anh chị em về thắp nén hương cho những người đã khuất. Một phần cũng vì hoa viên Sala Garden có đường đi thuận tiện, nhanh chóng nên anh chị em trong gia đình cũng dễ dàng sắp xếp công việc, thời gian.

“Anh chị em trong gia đình luôn nhắc nhau, dù bận thế nào cũng nên cố gắng về thắp cho ông bà tổ tiên nén hương để mời ông bà về ăn tết. Điều đấy là thể hiện đạo lý, cũng như lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và với người đã khuất” – anh Long chia sẻ.

Từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp hàng năm, người dân thường đi quét dọn, thăm viếng mộ của ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính với người đã khuất. Đây là nét văn hóa được người dân duy trì từ đời này sang đời khác trong dịp trước Tết Nguyên đán.

Tảo mộ cuối năm vào ngày nào

Người Việt trọng nghĩa tình. Vậy nên thủ tục “đón rước” ông bà thực ra rất đơn giản, chủ yếu ở tấm lòng và cái tình con cháu. Thời gian tảo mộ vì vậy cũng không cố định. Nhưng mọi người thường cùng nhau tổ chức hoạt động này trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 tháng Chạp âm lịch, có thể kéo dài đến những ngày cuối năm.

Một dịp khác để tảo mộ đầu năm đó chính là tiết Thanh minh (hay còn được gọi là Tết hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch). Tiết Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc và ảnh hưởng một phần đến văn hóa Việt Nam. Tháng 3 đẹp trời, những buổi chiều mát, người ta hay cùng nhau đến các vùng ngoại ô hít thở không khí trong lành, phát quang bụi rậm, sang sửa lại các mộ phần. Nhìn chung, khoảng thời gian này không quá gò bó, tùy theo sự lựa chọn của mỗi gia đình là chủ yếu.

Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?

Khi đi tảo mộ cuối năm, việc chuẩn bị những vật phẩm cúng lễ sao cho đúng và đủ là vô cùng quan trọng. Có nhiều người vì không biết rõ đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì ngày Tết nên đã phạm phải những sai lầm không nên có, vô cùng đáng tiếc. Gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý, với một số lễ vật là không thể thiếu như: Đèn, chè, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, hương và quả.

Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò.

Các vật phẩm này bạn hoàn toàn có thể đặt dịch vụ tại Sala Garden với các gói cúng đặc biệt, mang đến sự tiện lợi và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của gia quyến.

Lưu ý khi đi tảo mộ ngày cuối năm

Tảo mộ cuối năm là một việc làm thiêng liêng, nhiều ý nghĩa. Vậy nên ngoài việc suy nghĩ xem đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì thì bạn cũng cần lưu ý thêm những điều nên tránh sau:

– Nên tảo mộ vào buổi sáng. Lúc này không khí trong lành, ấm áp. Nên hạn chế đi tảo mộ những ngày tiết trời âm u hoặc buổi chiều muộn để tránh nhiễm khí lạnh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn lớn tiếng. Đây được xem là hành vi hiếu kính, tôn trọng tổ tiên. Ngược lại, việc đùa giỡn tượng trưng cho sự không nghiêm túc, không thành tâm.

– Dọn dẹp sạch sẽ cả 4 phía của mộ phần. Việc dọn dẹp sẽ giúp tạo một diện mạo mới, thoáng đãng, hanh thông cho các phần mộ, đồng thời cũng mang đến may mắn cho người trong gia đình.

– Không dẫm đạp lên mộ phần, đá đồ cúng của người khác để tránh mang lại sự không may cho bản thân.

– Cần phải chân thành, thể hiện lòng thành kính. Trên đường đi dù gặp các mộ phần khác cũng phải nghiêm túc, cung kính. Tránh xáo trộn quá nhiều làm ảnh hưởng đến xung quanh.

– Sau khi đi tảo mộ về, bạn nên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn cũng như sẵn sàng đón một năm mới hanh thông, may mắn.

– Tảo mộ cuối năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Bài viết hy vọng đã giúp bạn biết rõ tảo mộ cuối năm vào ngày nào và đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì để có thể tiếp tục nối dài truyền thống tốt đẹp đó.

Chia sẻ với bạn bè:

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN SẢN PHẨM TẠI SALA GARDEN:

0971.66.66.16