Tục tảo mộ – nét văn hóa độc đáo của người Việt

Hàng năm cứ vào khoảng từ rằm đến 24, 25 tháng chạp là nhiều gia đình người Việt đi tảo mộ. Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mộ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình và cả phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.

Để tưởng nhớ người đã khuất, những người còn sống mỗi năm đều cúng giỗ. Và vào mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình.

Tảo mộ là một trong những nét văn hóa của người Việt

Trong những ngày này, những khu mộ trở nên đông đúc và nhộn nhịp hơn. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước hết là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp gia đình.

Tục tảo mộ – nét văn hóa độc đáo của người Việt
Vào mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến các gia đình thường thăm viếng mồ mả, sửa sang, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình.

Người đi tảo mộ lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ cho được sạch sẽ. Người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mộ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.

Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này.

Ngày tảo mộ thường là 24, 25 tháng Chạp hằng năm.

Đặc biệt những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiên, cũng để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Cúng gia tiên với tất cả tấm lòng thành kính thiêng liêng
Cúng gia tiên với tất cả tấm lòng thành kính thiêng liêng

Theo phong tục của người Việt, gia đình sẽ đón tổ tiên (rước ông bà) về từ ngày 29, 30 Tết (28,29 tết nếu tháng thiếu) và vào các ngày từ mùng 1 đến mùng 3, con cháu thường làm mâm cơm chu đáo đặt lên bàn thờ, cúng gia tiên với tất cả tấm lòng thành kính thiêng liêng. Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của chuỗi ngày nghỉ ngơi vui Tết của con cháu hoặc là ngày mùng 3, mùng 4 Tết. Mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ. Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, các bậc tổ tiên đã khuất.

Hoa viên cao cấp Sala Garden mang đến gói chăm sóc mộ phần trọn đời với chất lượng chuẩn quốc tế

Dịch vụ chăm sóc phần mộ
Dịch vụ chăm sóc phần mộ tại hoa viên Sala Garden

Hiểu được tâm lý con cháu luôn muốn nơi an nghỉ của ông bà cha mẹ luôn sạch đẹp, nhang khói hương hoa đủ đầy, hoa viên Sala Garden mang dịch vụ chăm sóc mộ phận trọn đời, góp phần chia sẻ nỗi lo và thể hiện sự hiếu đạo của con cháu đối với gia tiên. Đây còn là một trong những nghĩa cử cao đẹp, thiết thực đối với nơi an nghỉ của người đã khuất mà hoa viên Sala Garden mang đến cho khách hàng.

Chia sẻ với bạn bè:

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN SẢN PHẨM TẠI SALA GARDEN:

0971.66.66.16