Người đàn ông ‘giúp việc’ cho người đã khuất

Sau hơn 10 năm đứng lớp, dạy nghề, giúp đỡ nhiều phạm nhân làm lại cuộc đời, ở tuổi 58, ông Nguyễn Hữu Toàn lui về chăm sóc mộ phần người mất. 6h30, ông Toàn (Quảng Trị) thức dậy, vội vã ăn chén cơm đã nấu từ hôm qua, rồi chạy xe máy vào hoa viên nghĩa trang Sala Garden (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Từ nhà trọ đến nơi làm việc hơn 4km, hôm khoẻ ông đi bộ, mệt thì chạy xe.

Ông Toàn nhận chăm sóc 65 phần mộ. Ông đi dọc từng ô, lau dọn tàn hương, phát cỏ, rồi rót trà, cắm hoá, đốt thêm nén hương mới cho người mất. Xong xuôi, ông kiểm tra lại lần nữa rồi mới mỉm cười rời đi. Suốt 2 năm nay, từ khi tới làm việc tại Sala Garden, người đàn ông vẫn tỉ mẩn từ sáng đến chiều như thế.

“Cái nghề chăm sóc người mất nói dễ mà khó, khó mà dễ. Việc này ai cũng làm được thật, nhưng để gắn bó lâu dài phải là người có cái tâm từ bi. Mỗi ngày, trước khi lau dọn, tôi luôn nhìn vô bia đá, thắp nhang xin gia chủ… rồi mới làm việc”, ông Toàn chia sẻ.

Ông Toàn lý giải đức tính tỉ mẩn trong công việc mình có được nhờ 10 năm kinh nghiệm dạy nghề cho phạm nhân trước đó. Ông nhớ lại những năm tháng đầu dạy nghề ở trại giam, một số phạm nhân tới lớp học với tâm lý bất cần, khiến việc đứng lớp của ông khó khăn. Thời gian đó, ông bảo dù bản thân tận tuỵ truyền nghề mộc, nhưng lâu lâu lại nghe kể, có người vừa ra trại đã trở lại đường cũ khiến ông day dứt.

“Sau này hiểu ra, tôi thấy việc mình dạy nghề mới giúp phạm nhân được một phần trong hành trang làm lại cuộc đời, quan trọng hơn là khơi thông tư tưởng, thay đổi bản tính họ để sống hướng thiện hơn”, ông Toàn chia sẻ.

Nghề mộc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong đường nét, điều đó rèn cho cả thầy và trò tính kiên nhẫn, chịu khó. Sau 10 năm gắn bó, nhiều lứa học trò của ông Toàn ra trại, có nghề và nuôi sống cả gia đình.

Sau này, một người bạn gọi điện nhờ ông vào Nam giúp đỡ chăm sóc mộ phần người mất. Lần đầu nghe, ông sợ mình tâm không vững. Thế nhưng, trước sự tin tưởng của người bạn nên ông quyết định lên xe vào miền Nam.

Sala Garden được đánh giá là hoa viên nghĩa trang lớn, thiết kế hiện đại tại Việt Nam.
Sala Garden được đánh giá là hoa viên nghĩa trang lớn, thiết kế hiện đại tại Việt Nam.

Theo ông Toàn, việc chăm sóc mộ phần cho người mất cần nhất cái tâm từ bi. Mỗi mộ phần ông coi là một mái nhà của người mất, nên luôn tâm niệm phải giữ gìn sạch sẽ, tạo cảm giác ấm áp, hài hoà để người thân thoải mái nhất khi đến thăm viếng. Có vậy, người nhà mới lui tới thường xuyên hơn, giúp việc làm của ông ngày một ổn định.

Mùa nắng, người đàn ông 58 tuổi đi làm từ 5h sáng để dọn dẹp mộ sạch sẽ, giúp thân nhân có thể viếng sớm hơn, không phải chịu nắng giữa trưa. Năm trước, một cháu bé 15 tuổi đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, được đưa về hoa viên nghĩa trang. Gia đình ở xa không tới kịp đã uỷ thác cho ông Toàn thay trang phục cho người mất. Trong đám tang, nhìn người mẹ quỵ ngã trước linh cữu con, ông Toàn xót xa.

Ba năm làm việc tại Sala Garden cũng là ngần ấy năm ông Toàn chưa có cái Tết đoàn tụ cùng gia đình. Bởi Tết, nhân viên nơi đây đều căng mình chuẩn bị đồ lễ cho người thân viếng mộ, đôi khi làm việc cả ngày lẫn đêm không ngừng nghỉ, bữa cơm cũng bỏ ngang. Mệt là vậy, nhưng khi chứng kiến cảnh gia đình gặp lại người thân trong những ngày cận Tết, ông Toàn thấy vui trong lòng.

Hình ảnh nhà tang lễ Sala Garden
Xung quanh hoa viên nghĩa trang trồng hàng nghìn cây sala – một trong những loài cây – hoa, gắn liền với nhiều nghi lễ tôn giáo. Vì lẽ đó, chủ đầu quyết định đặt tên dự án là Sala Garden.

Năm đầu tiên ông thông báo không về quê ăn Tết, gia đình trách. Vài ngày sau, ông Toàn quay video mình giúp thân nhân chuẩn bị lễ dâng hương đăng lên mạng xã hội, cả nhà xem xong, ai cũng sụt sùi xúc động. Từ đó, vợ ông ủng hộ hết mình cho quyết định từ tâm của chồng.

“Về quê ai hỏi, tôi bảo đi Sài Gòn chăm sóc mộ phần cho người ta. Họ bảo ở quê không đủ chăm sóc cho ông bà hay sao lại đi làm cho người dưng? Tôi chỉ cười thôi. Bởi vì với tôi, tất cả 65 mộ phần hiện chăm sóc cũng là người thân của mình rồi”, ông Toàn cho biết.

Tết năm nay, ông Toàn vẫn quyết định ở lại Đồng Nai. Nhiều đồng nghiệp cũng thế. Mỗi đêm, sau ca trực, họ thường trở về nhà, gọi điện cho gia đình, vui vẻ nói chuyện. Rồi cả nhóm chia nhau miếng bánh tét, đòn bánh chưng.

Anh Trung Hiếu – Giám sát viên Bộ phận Tang lễ hoa viên nghĩa trang cho biết, mỗi dịp Tết, ông Toàn và đồng nghiệp đăng ký ở lại nghĩa trang phụ giúp công việc, mặc dù theo lịch có thể đăng ký để về quê. Điều này, Sala Garden luôn ghi nhận, trân trọng.

(Nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-dan-ong-giup-viec-cho-nguoi-da-khuat-4219353.html)

Chia sẻ với bạn bè:

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN SẢN PHẨM TẠI SALA GARDEN:

0971.66.66.16